Hiện nay vật liệu xây dựng nhẹ đang là xu hướng mới của ngành xây dựng hiện nay, với nhiều ưu điểm vượt trội so với các vật liệu truyền thống như mang lại hiệu quả kinh tế cao, mà lại giảm được chi phí làm nền móng, thời gian thi công nhanh, mà lại bảo vệ môi trường, phát triển xã hội bền vững.
1. Gạch, đá bê tông xốp
Đối với những nguyên vật liệu thông thường như xi măng, cát, sợi thủy tinh, thạch cao,.. các nhà sản xuất đã tạo ra các sản phẩm với sự đa dạng trong ứng dụng trang trí nội thất, ngoại thất. Bên cạnh đó, người ta dựa vào hình thù, màu sắc, vân bề mặt của sỏi đá vàng tím, đá ong, sa thạch,… trong tự nhiên để tạo nên những nguyên liệu trên. Đó là một trong những loại sản phẩm làm giả sáng tạo đá ghép, đá ốp tượng, sỏi đá từ suối, gạch giả cổ,… để thay thế cho những sản phẩm có thật trong tự nhiên.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể từ những nguyên liệu trên tạo nên các vật liệu giả gỗ, tra, đá cubụ cổng, đá lát sân vườn vuông hoặc tròn tùy ý. Cũng nhờ việc sản xuất vật liệu tự nhiên bằng các giải pháp nhân tạo để tạo nên các loại bê tông nhẹ mà không thấm nước, nhiều loại hoa văn, họa tiết sáng tạo, màu sắc độc đáo, kích cỡ tùy thích của nhiều loại sản phẩm. Bên cạnh đó, đặc tính chủ yếu của những sản phẩm nhân tạo này là đòi hỏi sự khắt khe về kết cấu chịu lực của công trình.
2. Đá ép trên kính, nhôm, ceramic
Bản chất của đá tự nhiên luôn mang lại vẻ đẹp, sự sang trong và gần gũi đối với bất kỳ không gian trang trí nào, tuy nhiên xây dựng các loại công trình sử dụng đá tự nhiên sẽ bị một vấn đề đó là nặng và khó vận chuyển. Để khắc phục được những khuyết điểm đó thì các nhà sản xuất vật liệu xây dựng hiện đại đã tiến hành “thái” mỏng đá tự nhiên thành những tấm có độ dày 3 – 5 mm, rồi dán chúng lên bề mặt một loại vật liệu khác, từ đó tạo thành loại vật liệu vừa mang lại sự sang trọng, độc đáo nhưng vẫn đảm bảo trọng lượng hợp lý cho công trình.
3. Gạch nhẹ
Đây là loại gạch block được chế tác từ xi măng, chất tạo bọt và cát để làm cho kết cấu bên trong viên gạch những khoảng rỗng nhưng vẫn đạt độ cứng cao. Gạch nhẹ nên có khả năng cách nhiệt, cách âm hiệu quả, cũng như khả năng dễ khoan, dễ đóng đinh trực tiếp lên bề mặt.
Một viên gạch nhẹ có kích thước cơ bản là 75 x 200 x 600 mm, mà chỉ có khối lượng là 7,2 kg, và nó có thể thay thế cho 6 viên gạch ống xây dính lại, từ đó tiết kiệm thời gian, chi phí xây dựng mà lại bảo vệ môi trường hơn hẳn so với gạch nung.