Như chúng ta đã biết thì vật liệu phát quang đã được nghiên cứu và ứng dụng vào xây dựng từ rất lâu trên thế giới, bởi ưu điểm đặc biệt của nó đó là khả năng phát sáng dựa theo nguyên lý hấp thụ ánh sáng kích thích, từ đó phát xạ ánh sáng trong bóng tối khi tắt điện hoặc trờ tối; do đó chúng ta có thể gọi là hiện tượng dạ quang hoặc lân quang.
Ánh sáng tạo nên sự kích thích phát quang bao gồm ánh sáng tự nhiên như ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng nhân tạo như đèn trong nhà, đèn các phương tiện giao thông. Sau khi hấp thụ ánh sáng thì vật liệu phát quang có khả năng phá sáng duy trì trong nhiều giờ liền sau khi tiếp xúc với ánh sáng và sẽ mờ dần theo thời gian.
Nguyên lý hoạt động của vật liệu phát quang đó là quá trình hấp thụ, phát xạ ánh sáng được lặp đi lặp lại nhiều lần; và khi ánh sáng phát ra bị suy giảm thì sự phát quang phục hồi khi được chiếu sáng trở lại; chính vì vậy bất cứ nơi nào có ánh sáng kích thích thì đều có thể sử dụng vật liệu phát quang.
Theo các nhà vật lý thì thời gian phát quang được hiểu là khoảng thời gian từ khi ngừng việc kích thích cho đến thời điểm cường độ sáng không nhỏ hơn 0,32 mcd/m2 (cường độ này cao hơn gấp 100 lần giới hạn cường độ ánh sáng mà mắt thường có thể nhận biết trong bóng tối).
Tại Việt Nam cũng như trên thế giới việc sử dụng chất liệu phát quang trong xây dựng rất phổ biến và rộng rãi. Chúng được sử dụng để tạo ra nguồn sáng trong các tình huống tạm thời thiếu ánh sáng mà không cần tiêu thụ năng lượng để nuôi như việc gắn trên mặt đồng hồ đeo tay để nhìn thời gian trong bóng tối, gắn trên công tắc đèn điện để xác định vị trí trong bóng tối, kim chỉ la bàn,…
Trong nhiều thập kỉ thì con người sử dụng vật liệu phát quang đầu tiên đó là ZnS:Cu+, chất này được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm thương mại như đồ chơi phát quang, kim đồng hồ, sơn phát quang,… tiếp theo đó là các chất phát quang như CaS:Eu2+, CaS:Bi3+, CaS:Ce3+,… tuy nhiên các chất này lại có thời gian phát quang khá thấp nên không phù hợp với yêu cầu thực tế.
Ngày nay thì vật liệu phát quang đã trở nên hữu dụng hơn bao giờ hết trong lĩnh vực vật liệu xây dựng để đánh dấu ranh giới giữa các làn đường cao tốc, được sử dụng trong các tòa nhà chung cư để chỉ dẫn lối thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp, tay vịn cầu thang, bậc cầu thang,….